Kinh nghiệm xây nhà như ý muốn với 5 bước cơ bản

CẨM NANG CƠ BẢN TRƯỚC KHI XÂY NHÀ

Việc sở hữu một căn nhà cho riêng mình luôn là điều mơ ước, mục tiêu phấn đấu của biết bao nhiêu người. Nhưng không phải ai cũng biết lập một kế hoạch tối ưu để cân bằng mọi yếu tố trước khi bắt đầu và trong quá trình xây dựng. Dưới đây là tổng hợp các bước cần chuẩn bị và quy trình xây nhà ở dân dụng.

  1. Giai đoạn chuẩn bị: Giai đoạn này sẽ bao gồm một số công việc như sau:
  • Tìm mua đất xây nhà: Đây cũng là bước rất quan trọng vì lựa chọn một mảnh đất tốt đồng nghĩa với việc ngôi nhà của bạn sẽ có nền tảng vững chắc, đẹp về phong thủy lẫn thiết kế. Để xác định một mảnh đất có đẹp hay không nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tùy theo tuổi gia chủ mà có thể lựa chọn hướng, vị trí cho phù hợp nhưng nhìn chung một mảnh đất đẹp sẽ đảm bảo các yếu tố như: hướng đất, hình dáng đất, vị trí đất…
  • Lập kế hoạch tài chính cho ngôi nhà: gia chủ nên ước tính chi phí cho các hạng mục sau:
    • Ước tính chi phí xây dựng: Hiện nay có hai loại cách tính: khoán theo mét vuông trên tổng số diện tích xây dựng (nhà thầu chịu trách nhiệm vật tư) – hoặc khoán nhân công (vật tư do bạn tự chịu).
    • Ước tính chi phí trang trí nội thất: Chi phí sẽ bao gồm các thiết bị được sử dụng cho sinh hoạt gia đình và trang trí các căn phòng trong nhà. Nên tách riêng phần chi phí tính xây dựng cho nhà thầu để kiểm soát nguồn chi.
    • Phương án dự trù tài chính: Cân nhắc chi phí phát sinh là mối băn khoăn lớn của hầu hết chủ nhà, chủ nhà nên chủ động chuẩn bị trước các phương án tối ưu để chuẩn bị cho những phát sinh xảy ra. Ngoài các khoản chi phí do cá nhân tích lũy, vay mượn xung quanh, một số Ngân hàng đã có hình thức vay mượn tín chấp hoặc thế chấp chính căn nhà mà bạn xây.
  • Một số công việc khác:
    • Tìm hiểu vấn đề pháp lý và các thủ tục cần thiết: kiểm tra kỹ các giấy tờ liên quan đến pháp lý về quyền sử dụng đất và các yêu tố liên quan như khu vực quy hoạch của chính quyền sẽ tác động đến căn nhà lâu dài.
    • Tìm hiểu nhà cung cấp vật liệu xây dựng: So sánh, đánh giá các nhà cung cấp vật liệu có uy tín trên thị trường vì có sự đảm bảo về chất lượng sử dụng. Ngoài ra, tìm hiểu về cách thức, quy trình thanh toán để bạn cân bằng thu chi trong quá trình xây dựng được thuận tiện.

2. Làm việc với đơn vị thi công, kiến trúc sư (nếu bạn muốn thiết kế nhà):

Rõ ràng, trừ khi bạn làm việc trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây dựng còn không thì tốt nhất bạn nên nhờ đến các chuyên gia để có được sự hỗ trợ tốt nhất, hoàn hảo nhất cho ngôi nhà của mình. Chọn lựa một đơn vị thi công, thiết kế chất lượng, nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn rất nhiều thứ, có thể kể đến như:

– An toàn: đảm bảo thi công kết cấu ngôi nhà chắc chắn, mang lại sự an toàn trong lúc thi công cũng như sử dụng

– Đáp ứng đúng nhu cầu, sở thích

– Phù hợp: đảm bảo ngôi nhà của bạn đầy đủ công năng theo nhu cầu thực tế của các thành viên, không gian hài hòa.

– Tiết kiệm: những đơn vị uy tín, kinh nghiệm nhiều sẽ giúp gia chủ tính toán chi phí tối ưu nhất.

Đối với KTS: bạn hạn chế can thiệp vào phần chuyên môn của KTS, họ sẽ có kinh nghiệm giúp bạn những giải pháp tiết kiệm và khoa học nhất. Cung cấp cho KTS những mong muốn chi tiết về nhu cầu sử dụng trong từng khu vực của căn nhà, trình bày quan điểm về xu hướng thẩm mỹ, phong thủy, phương hướng xếp đặt, … KTS sẽ lắng nghe bạn và đưa cho bạn những lời khuyên và giải pháp khoa học nếu những nhu cầu đó không hợp với mỹ thuật.

3. Lựa chọn vật liệu xây dựng:

  • Trường hợp bạn chọn nhà thầu, đơn vị thi công trọn gói thì hầu như về vật tư họ sẽ chịu trách nhiệm hết. Với những đơn vị làm lâu năm, họ sẽ có nhiều người quen, cũng như kinh nghiệm để giúp bạn có được nguồn vật tư giá tốt và đảm bảo chất lượng. 
  • Trường hợp bạn tự chủ động tìm vật tư, thì nên tham khảo nhiều ý kiến, nhất là từ chủ thầu kinh nghiệm và những người đã từng xây dựng nhà trong thời gian gần đây. Đồng thời, bạn nên tiến hành khảo sát giá cả, mẫu mã, chất lượng từ nhiều nguồn ứng càng tốt để có lựa chọn tối ưu nhất. (Đặc biệt là những vật liệu mà trên thị trường có nhiều thương hiệu như xi măng, bạn nên lựa chọn thật kĩ, tham khảo nhiều nguồn thông tin từ chủ thầu, người thân, internet…. để chọn được dòng xi măng chất lượng nhé.)
  • Bên cạnh đó, dù bạn chọn thi công theo hình thức nào (nhà thầu/ đơn vị thi công trọn gói), bạn cũng nên tìm cho mình người giám sát công trình, đây là người bạn có thể tin tưởng được, có chuyên môn cao. Họ sẽ trực tiếp quản lý về tiến độ và chất lượng của nhà thầu, tránh tình trạng làm gian dối, ăn bớt, chất lượng kém.

4. Thi công nhà: sẽ bao gôm xây dựng phần thô và phần hoàn thiện

  • Xây dựng phần thô: hoàn thiện phần thô có thể hiểu là hoàn thiện phần sườn của ngôi nhà bao gồm: Móng nhà, sàn nhà, tường bao, hệ thống đà kiềng và cột, hệ thống cơ điện,..
    • Phần móng nhà chính là phần hết sức quan trọng, là nền tảng chịu lực cho chính căn nhà của bạn. Vì vậy, thi công hạng mục này cần đảm bảo đúng kĩ thuật để nhà bạn có 1 nên móng vững chắc tạo tiền đề cho các hạng mục tiếp theo.
    • Tiếp theo sẽ là phần khung nhà, bao gồm 5 thành phần chính: cột (trụ) nhà (để truyền lực xuống đất, phân bố chịu lực cho công trình), dầm nhà (hay đà, dùng để kết nối và truyền lực xuống các đầu cột), bản sàn (là nơi nâng đỡ các đồ vật trong nhà), tường nhà (tường bao quanh nhà và tường phân chia), cầu thang (bộ phận kết nối).
    • Lưu ý: Đây là bước giúp định hình, tạo dựng bộ khung, kết cấu cho cả ngôi nhà. Vì thế, bạn cần phải chắc chắn quá trình xây dựng phải đảm bảo đúng như thiết kế. Tuyệt đối không vì tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí mà tự rút ngắn thời gian thi công, giảm bớt vật liệu cần thiết.
  • Hoàn thiện ngôi nhà: bao gồm việc hoàn thiện nhà xây thô và hoàn thiện nội thất.
    • Hoàn thiện nhà xây thô: Giai đoạn này công việc nhẹ nhàng hơn nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà nên yêu cầu cao hơn về kỹ thuật, sự cần thận, khiếu thẩm mĩ. Lúc này sẽ tiến hành các việc như tô trát tường, lát gạch, sơn tường, ốp tường trang trí,…Ngoài ra còn một số công tác như lắp đặt hệ thống điện, nước, chống sét, làm cửa, cầu thang, bếp,…Đặc việt là với việc tô trát và sơn tường cần sử dụng vật liệu chống thấm (xi măng, sơn..) đảm bảo hạn chế rạng nứt, thấm tường ảnh hưởng đến mĩ quan của ngôi nhà trong quá trình sử dụng. Công tác lắp điện, nước, ngoài việc đảm bảo thẩm mỹ, cần chú ý đến tính an toàn và tiện lợi. Chúng phải được thực hiên song song trong quá trình thi công phần thô và phần hoàn thiện.
    • Hoàn thiện nội thất: Bạn có thể thuê nhà thiết kế nội thất hỗ trợ cho việc này hoặc tham khảo ý kiến của các cá nhân có tính thẩm mĩ tốt để bố trí cũng như chọn lựa màu sắc vật dụng phù hợp phong thủy, nhu cầu các thành viên trong gia đình.

5. Kiểm tra và nghiệm thu

  • Quá trình này phải có chủ nhà, đơn vị thi công và đơn vị giám sát để đảm bảo tính khách quan, đơn vị giám sát nên độc lập với nhà thầu xây dựng. Việc nghiệm thu phải được thực hiện với đầy đủ các hạng mục thi công từ bê tông, xây tô đến hệ thống kỹ thuật và hoàn thiện xem có đúng với yêu cầu thực tế, đúng với các tiêu chuẩn kỹ thuật và bản vẽ thi công hay không.
  • Làm hồ sơ hoàn công. Nhà thầu lập biên bản nghiệm thu bàn giao nhà ở, cung cấp cho chủ đầu tư Biên bản điện nước để hoàn công. Chi phí hoàn công khác nhau từng khu vực, và quy mô xây dựng không có giá cố định 

Trên đây là tổng hợp các bước để xây dựng 1 ngôi nhà. Chúc bạn sẽ có được cho riêng mình một mái ấm vững bền như ý nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo