Điểm mặt những loại sàn gỗ ngoài trời tốt nhất cho không gian ngoại thất

Trong các kiến trúc và xây dựng hiện đại, chắc chắn thiết kế không gian ngoại thất đang là xu hướng rất thịnh hành và sàn gỗ ngoài trời cũng là một sự lựa chọn đáng giá như vậy

Sàn xi măng giả gỗ ngoài trời

Sàn gỗ nhựa composite ngoài trời

Gỗ nhựa ngoài trời hay còn gọi là gỗ nhựa composite ngoài trời được cấu tạo từ bột gỗ 50%, nhựa PE 30%, WPC 10%, chất kết dính và phụ gia 10% tối ưu để sử dụng cho kiến trúc ngoại thất nên có những ưu điểm nổi bật như:

Không thấm nước, chống cháy, không bay màu, rất ít cong vênh, độ ổn định cao, mẫu mã đa dạng.

Thi công nhanh chóng và dễ dàng nhờ thiết kế tối ưu. Giá thành cũng là một ưu thế của loại vật liệu này khi thấp hơn rất nhiều so với những loại sàn gỗ tự nhiên.

Giá thành cũng là một ưu thế của sàn gỗ nhựa khi thấp hơn rất nhiều so với những loại sàn gỗ tự nhiên.

Sàn gỗ nhựa với những ưu điểm trên có thể sử dụng được ở hầu hết ở các điều kiện khác nhau cho công trình ngoài trời.

Trên đây là những loại sàn gỗ ngoài trời phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Mỗi loại sàn sẽ có những ưu điểm và phù hợp với từng loại kiến trúc nhất định.

Sàn gỗ Teak (gỗ giá tỵ)Loại sàn này có màu vàng sẫm hoặc vàng nâu, thớ gỗ mịn dẻo dai. Loại gỗ này chứa một lượng khá lớn dầu trong thân gỗ, trong quá trình sử dụng gỗ sẽ tự tiết ra dầu, đặc biệt là khi gặp nắng giúp bảo vệ gỗ rất tốt dưới tác động của môi trường tự nhiên.

Ngoài ra, sàn gỗ teak có tính ổn định rất cao, ít co giãn nên rất thích hợp sử dụng ngoài trời. Đây có thể nói là loại gỗ sử dụng ngoài trời tốt nhất hiện nay tại Việt Nam.

Sàn gỗ thermo ash (gỗ tần bì biến tính nhiệt)

Đặc tính có màu nâu sẫm, khá cứng và giòn, có nguồn gốc từ Phần Lan, Ukraine… Loại gỗ này được sản xuất bằng phương pháp sử dụng công nghệ biến tính nhiệt xử lý gỗ tần bì ở nhiệt độ 160-280 độ C trong điều kiện nhất định, sau đó nén gỗ qua áp lực lớn làm thay đổi cấu trúc cũng như tính chất gỗ, giúp cho gỗ có thể chống chịu tốt các tác động tự nhiên như nắng, mưa, nấm mốc, để sử dụng cho các hạng mục ngoài trời như sàn gỗ.

Cần phải lưu ý 1 điều trong quá trình thi công và sử dụng đó là loại gỗ này hút nước khá nhiều nên cần xử lý tốt việc thoát nước dưới sàn tránh trường hợp sàn bị ngập nước lâu, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của gỗ.

Sàn gỗ thermo ash có màu nâu tối phù hợp với không gian thiết kế tông màu trầm, thanh lịch. Một ưu điểm là loại sàn gỗ này có rất ít mắt gỗ, vân gỗ đều, đẹp và tính ổn định cao.

Sàn gỗ thermo pine (gỗ thông biến tính nhiệt)

Loại gỗ này màu nâu nhạt, nguồn gốc chủ yếu từ New Zealand, Phần Lan, Brazil và một số nước Châu Âu.

Một điều cần lưu ý là gỗ thông có độ cứng không cao vì vậy nên hạn chế sử dụng ở những vị trí chịu tác động thường xuyên của vật cứng, sắc nhọn để đảm bảo tuổi thọ của kiến trúc.

Bản thân trong gỗ thông có một lượng dầu nhất định nên có thể dùng được ngoài trời, tuy nhiên đối với những hạn mục như sàn gỗ phải chịu tác động thường xuyên đặc biệt là tác động từ con người thì độ bền không cao, vì vậy để có thể giúp gỗ chống chịu tác động từ môi trường tốt hơn người ta sử dụng công nghệ biến tính nhiệt giúp gỗ thông sử dụng bền bỉ hơn cho các công trình ngoài trời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo