Vật liệu sắt mang lại sự chắc chắn, bền vững thì bề mặt gỗ lại tạo cảm giác ấm áp, tự nhiên. Từ nhu cầu kết hợp ưu điểm của cả hai chất liệu, sơn giả gỗ trên sắt ra đời như một giải pháp tối ưu, đáp ứng được cả tính năng kỹ thuật lẫn yêu cầu thẩm mỹ. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn các loại sơn này cũng ưu nhược điểm khi sử dụng cho các sản phẩm nội – ngoại thất.

Nội dung bài viết
Sơn giả gỗ trên sắt là gì? Các loại sơn giả gỗ trên sắt phổ biến
Sơn giả gỗ trên sắt là kỹ thuật sử dụng sơn chuyên dụng và kỹ thuật thi công đặc biệt để tạo vân gỗ trên bề mặt kim loại, đặc biệt là sắt, khiến bề mặt sắt trông giống hệt như gỗ thật, cả về màu sắc lẫn hoa văn vân gỗ. Thay vì sử dụng gỗ thật có giá thành cao, dễ bị mối mọt, mục nát, việc sơn giả gỗ trên sắt giúp tiết kiệm chi phí, tăng tuổi thọ, đảm bảo tính thẩm mỹ, lại chịu lực và chịu thời tiết tốt hơn.
Trên thị trường hiện nay có một số loại sơn chuyên dùng cho kỹ thuật giả gỗ trên sắt:
- Sơn lót chống gỉ: Đây là lớp sơn đầu tiên được phủ lên bề mặt sắt. Lớp sơn này đóng vai trò chống oxy hóa, tăng độ bám dính cho các lớp sơn sau.
- Sơn nền: là lớp sơn màu nền chính quyết định sắc thái chung của “gỗ”.
- Sơn tạo vân gỗ: là dạng màu đặc hoặc dạng dầu được kéo bằng dụng cụ tạo vân để hình thành các đường vân gỗ. Một số kỹ thuật có thể sử dụng có thể kể đến như: kéo vân bằng tay, kéo bằng mút, hoặc súng phun airbrush.
- Sơn bóng phủ ngoài: là lớp bảo vệ tăng độ bền, chống trầy xước, chống thấm nước và tăng hiệu ứng ánh sáng.
Bạn có thể quan tâm Sơn Jotun ra mắt Jotashiled Sạch Vượt Trội, cho ngoại thất nhà bạn sáng sạch theo năm tháng

Lý do nên chọn sơn giả gỗ trên sắt
Dưới đây là những lý do khi sử dụng sơn giả gỗ trên sắt:
- Thẩm mỹ sang trọng, tự nhiên. Kỹ thuật sơn vân gỗ tạo hiệu ứng như gỗ thật, mang lại vẻ đẹp sang trọng, ấm cúng và gần gũi với thiên nhiên. Các kiểu vân gỗ như sồi, lim, cẩm lai, walnut… đều có thể tái hiện qua lớp sơn.
- Tiết kiệm chi phí. So với việc sử dụng gỗ thật, nhất là gỗ tự nhiên quý hiếm, việc sơn giả gỗ trên sắt tiết kiệm đến 50 – 70% chi phí mà vẫn giữ được vẻ ngoài tương tự.
- Độ bền cao. Sắt được sơn chống gỉ và phủ thêm lớp sơn giả gỗ giúp bảo vệ vật liệu trước thời tiết khắc nghiệt, tránh oxy hóa, bong tróc, kéo dài tuổi thọ lên đến 10 – 15 năm.
- Dễ bảo trì, thay thế. Khi cần sửa chữa hoặc thay thế, khung sắt dễ tháo lắp hơn gỗ, không bị cong vênh do thời tiết, dễ lau chùi, bảo dưỡng.

Ứng dụng thực tế của sơn giả gỗ trên sắt
Hiện nay, kỹ thuật này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hạng mục xây dựng và nội thất:
- Cổng sắt giả gỗ: Thay thế hoàn hảo cho cổng gỗ thật, vừa bền vừa đẹp.
- Lan can ban công: Mang lại sự chắc chắn và vẻ đẹp cổ điển.
- Khung cửa sổ, khung kính: Tạo điểm nhấn sang trọng, phối hợp hài hòa với tường gạch hoặc sơn trắng.
- Khung giường, tay vịn cầu thang: Ứng dụng trong nhà ở, biệt thự hoặc resort.
- Bàn ghế khung sắt giả gỗ: Được dùng nhiều trong quán café, nhà hàng sân vườn.
- Trần lam sắt giả gỗ: Giải pháp phổ biến cho nhà hiện đại, đặc biệt trong kiến trúc tối giản (minimalist).

Vậy có nên tự sơn giả gỗ tại nhà không?
Nếu bạn là người khéo tay, có đầy đủ dụng cụ và thời gian, bạn hoàn toàn có thể thử DIY sơn giả gỗ trên sắt tại nhà. Tuy nhiên, để đạt được hiệu ứng vân gỗ đẹp, sắc nét, lâu bền, thì nên thuê thợ chuyên nghiệp – nhất là với các hạng mục lớn như: cổng sắt, cầu thang, trần lam…
Bạn có thể quan tâm Sơn màu giả gỗ trên tấm xi măng – Giải pháp trang trí hoàn hảo
Quy trình sơn giả gỗ trên sắt chuyên nghiệp
Bước 1: Xử lý bề mặt sắt. Đầu tiên nên làm sạch bề mặt bằng máy mài, giấy nhám hoặc hóa chất tẩy rỉ (nếu có gỉ sét). Phải luôn đảm bảo bề mặt sạch, khô ráo, không dính dầu mỡ.
Bước 2: Sơn lót chống gỉ. Nên sử dụng sơn lót chống gỉ chuyên dụng, phủ đều bề mặt. Có thể sơn 1 – 2 lớp tùy theo điều kiện thời tiết và độ dày yêu cầu. Chờ khô hoàn toàn (khoảng 6 – 8 giờ tùy loại sơn).
Bước 3: Sơn lớp nền. Sơn lớp nền màu gỗ theo phong cách nhà bạn muốn hướng đến hoặc theo sở thích (nâu nhạt, vàng gỗ, cánh gián…). Chúng tôi khuyên bạn nên dùng cọ hoặc súng phun để có bề mặt đều hơn, chờ khô từ 2 – 4 giờ.
Bước 4: Tạo vân gỗ. Sử dụng bàn kéo vân chuyên dụng hoặc dụng cụ tạo vân bằng cao su, lược, bọt biển, hoặc tay kéo thủ công. Vẽ vân theo hình dạng mong muốn: thẳng, xoắn, vân tròn, vân chéo… Sau đó chờ lớp vân khô hoàn toàn.
Bước 5: Phủ bóng bảo vệ. Dùng sơn bóng PU hoặc sơn 2K phủ đều lên bề mặt 1 – 2 lớp để tăng độ bóng và chống trầy xước.
Lưu ý khi thi công sơn giả gỗ trên sắt
Thứ nhất, chọn loại sơn phù hợp. Không phải loại sơn nào cũng có thể bám trên sắt và lên vân gỗ đẹp. Hãy chọn sơn chuyên dụng cho kim loại, có độ bám dính cao, độ phủ tốt và màu sắc chân thực.
Thứ hai, làm sạch kỹ bề mặt. Dầu mỡ, bụi bẩn hay gỉ sét sẽ làm bong tróc lớp sơn. Cần vệ sinh bề mặt thật sạch và chờ khô ráo hoàn toàn trước khi sơn.
Thứ ba, về kỹ thuật tạo vân. Tạo vân gỗ là khâu khó nhất, yêu cầu tay nghề và kinh nghiệm. Nếu làm lần đầu, bạn nên luyện tập trên tấm kim loại phụ trước, hoặc thuê thợ sơn chuyên nghiệp.
Thứ tư, chú ý thời tiết khi thi công. Nhiệt độ quá thấp hoặc độ ẩm cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng khô của sơn, dễ gây bong tróc hoặc mốc. Nên thi công trong điều kiện khô ráo, thoáng mát.
Cuối cùng, không pha sơn sai cách. Mỗi loại sơn có tỷ lệ pha riêng với dung môi hoặc chất đóng rắn. Nếu pha sai tỷ lệ, sơn sẽ không khô đúng chuẩn, dễ bị bột, tróc, nhăn hoặc rạn.
Bạn có thể quan tâm CÔNG TRÌNH FULL XI MĂNG GIẢ GỖ COFFEE SHOP THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
Nếu bạn đang có nhu cầu về các dòng vật liệu xây dựng, hãy liên hệ ngay với Khôi Anh Home theo thông tin sau để biết thêm chi tiết về các sản phẩm vật liệu xây dựng cũng như các phương thức vận chuyển của Khôi Anh Home nhé!
- Địa chỉ: 78 Hà Huy Tập, Tân Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
- Hotline: 0944 76 0909 – 0947 844 446
Sơn giả gỗ trên sắt là một giải pháp hoàn hảo để mang lại vẻ đẹp tự nhiên, ấm áp của gỗ nhưng vẫn giữ được sự bền bỉ, chắc chắn của kim loại. Từ cổng nhà, ban công, nội thất cho đến những chi tiết nhỏ, kỹ thuật sơn giả gỗ ngày càng được ưa chuộng nhờ sự linh hoạt, tiết kiệm và thẩm mỹ cao. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.