Hiện tượng nứt tường nhà sau một thời gian sử dụng thường rất hay xảy ra. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên nứt tường. Nhưng bạn cần phải xác định rõ nguyên nhân đúng để đưa ra cách xử lý tường nhà nứt hợp lý.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tường nhà nứt
Do khí hậu
Việt Nam là nơi có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Kèm theo đó là sự nóng lên toàn cầu, thời tiết cực đoan xuất hiện. Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc nứt tường.
Những vết nứt ở các trường hợp này có dạng châm chim. Các vết nứt có kích thước nhỏ kéo dài và vắt ngang trên tường.
Lún nền móng gây nên nứt tường
Do không khảo sát kỹ địa hình và không tính toán hợp lý về khả năng chịu tải. Việc này khiến cho nhà bị sụt lún và làm nứt tường. Các vết nứt như vậy cực khó khắc phục hoặc nếu khắc phục được cũng chỉ mang tính chất tạm thời. Bởi nguyên nhân sâu xa là từ móng nhà chưa được giải quyết.
Công trình lâu năm xuống cấp
Một căn nhà xây dựng kiến cố đến đâu thì cũng phải xuống cấp. Những vết nứt tường nhà xuống cấp, cảnh báo sự nguy hiểm cao. Bởi nó có thể rơi bất và sập đổ bất kỳ lúc nào.
Do kỹ thuật thi công kém gây nứt tường
Nhiều nhà thầu không am hiểu nhiều kỹ thuật thi công cũng là nguyên nhân gây nên nứt tường. Việc không đảm bảo đúng tỉ lệ pha trộn xi măng. Do tay nghề thợ thi công còn kém cũng là nguyên nhân gây nứt tường.
Vết nứt tường sẽ xuất hiện khi
- Một bức tường không chuẩn, mạch vữa không no
- Tường không được trét phẳng, mạch vữa không được miết gọn
- Lớp vữa tô không đều, khiến co ngót cục bộ, nứt vữa làm nước mưa thấm qua
Nhiều lúc cũng do chủ đầu tư chủ quan. Chỉ quan tâm đến thẩm mỹ mà bỏ qua yếu tố kỹ thuật. Hoặc có thể vì tiết kiệm chi phí mà thuê thợ tay nghề còn kém thi công. Việc này làm cho công trình nhanh chóng xuống cấp.
Do bị cây cối đè nén
Những hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, giông, lốc, … làm cho cây đổ, cột điện gãy đè vào nhà cũng là nguyên nhân gây nên nứt tường. Hoặc nhà hàng xóm xây dựng không đảm bảo kỹ thuật, làm cho cây cối hoặc vật nào đó đổ vào tường gây nứt tường.
Đây cũng là những nguyên nhân gây nên hiện tường các vết nứt tường nhà.
Phân loại các vết nứt tường
Vết nứt tường theo chiều dọc
Vết nứt tường theo chiều dọc được hình thành do sự co rút vật liệu. Nguyên nhân xảy ra vấn đề này là do
- Nhiệt độ chênh lệch giữa các khoảng thời gian trong ngày
- Đổ bê tông, xây trát lúc nhiệt độ cao làm bay hơi bề mặt quá nhanh so với bên trong. Gây nên nứt gãy.
- Tỉ lệ phối trộn vật liệu không đồng đều
- Vết nứt xảy ra nghiêm trọng hơn ở những nhịp không có cốt thép
Vết nứt tường theo chiều ngang
Vết nứt tường theo chiều ngang do sụt lún làm đứt gãy kết cấu. Loại nứt này rất nguy hiểm và khó xử lý.
Vết nứt tường ngang kèm theo các vết nứt theo các hướng khác nhau. Do sự hư hỏng của kết cấu. Nếu là vết nứt bê tông thì cách xử lý là đập đi xây lại.
Vết nứt tường ngang cũng có thể đến từ sự co rút vật liệu. Do ngoại lực tác động trực tiếp lên tường. Hoặc do sự cẩu thả của thợ tô trát làm không đúng dẫn đến tường nứt.
Vết nứt tường ở dầm, sàn và cột
Các vết nứt này được xem là rất nguy hiểm. Vì chúng là cấu kiện của công trình. Khi xuất hiện vết nứt ở những cấu kiện này, nhất thiết là bạn phải thi công lại.
Cách xử lý vết nứt tường nhà
Nếu thấy trong nhà của mình xuất hiện các vết nứt tường nhà. Hãy xử lý một cách nhanh nhất có thể.
Đối với vết nứt tường nhà nhỏ
Với trường hợp vết nứt tường nhà nhỏ. Các vết nứt này xuất hiện ở lớp vữa trát và chỉ xuất hiện khi trát không đúng.
Trường hợp này, bạn có thể xử lý bằng cách
- Đục bỏ lớp trát cũ theo khe nứt trên tường
- Vệ sinh sạch sẽ các vết nứt
- Làm ẩm vết nứt đó
- Trát lại bằng vữa
- Đợi khô khoảng 7 – 10 ngày, sau đó trát sơn hoàn thiện
Đối với vết nứt tường nhà lớn
Với các vết nứt lớn bạn cần phải xử lý nhanh. Bởi các vết nứt lớn có thể lan ra sang các khu vực khác. Bạn cần phải trám vừa các vết nứt nhằm tạo sự bằng phẳng. Cần trát tiếp thêm 1 lớp bột chống kiềm. Đây là cách xử lý nhanh với khu vực tường nhà bị nứt lớn.
Hiện nay, có nhiều cách để xử lý các vết nứt lớn. Bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp cho mình như
Trám các vết nứt tường bằng keo trám trét Hi Flex Sealant.
Bước 1: Trét lớp keo đầu tiên vào các khe hở giữa các vết nứt tường
Bước 2: Dán keo lưới hoặc giấy lên trên lớp keo đầu tiên
Bước 3: Trét lớp keo thứ 2 phủ lên keo lưới hoặc giấy
Bước 4: Trét lớp thứ 3 mỏng lên trên lớp thứ 2
Bước 5: Chà nhám, làm phẳng bằng bả bột mastic
Bước 6: Sơn nước lại bình thường
Chú ý: Với những trường hợp bị nứt chân chim tại bột mastic và sơn. Phần lớn nguyên nhân là do không đủ lớp keo, chủ yếu là do thiếu lớp keo thứ 2 và thứ 3. Một mối nối xử lý tốt thì sau hoàn thành lớp keo thứ 2, 3 che phủ hoàn toàn được bằng keo lưới hoặc giấy và vị trí mối nối liền mạch.
Trên đây là một số cách xử lý tường nhà nứt hiệu quả. Nhưng để đảm bảo an toàn, thẩm mỹ thì bạn nên chú ý kỹ trong việc xây dựng để tránh rủi ro không đáng có.